Cải Thiện Trải Nghiệm Khách Hàng Trực Tuyến

trải nghiệm khách hàng trực tuyến

Trung bình các công ty đang mất tới 23% doanh thu trực tuyến hàng năm do cung cấp trải nghiệm trực tuyến không tốt. Cải thiện trải nghiệm khách trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và nâng cao hình ảnh thương hiệu tốt hơn. Dưới đây là một số chiến lược giúp bạn cải thiện trải nghiệm khách hàng trực tuyến tốt hơn.

1 Tạo trải nghiệm thực tế ảo tăng cường VR

trải nghiệm khách hàng trực tuyến

Một trong những lý do khiến khách hàng yêu thích các cửa hàng truyền thống là khả năng chọn và tương tác trực tiếp với sản phẩm. Các trang web thương mại điện tử cũng có thể tạo ra trải nghiệm tương tự với việc sử dụng video, âm thanh, hình ảnh 3d…. để khách hàng có cái nhìn trực quan hơn.

Có 77% người tiêu dùng muốn sử dụng thực tế tăng cường để có thể quan sát kỹ hơn về màu sắc và kiểu dáng của sản phẩm giống như đến trực tiếp cửa hàng. Hãy để khách hàng trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trên trang web bằng công nghệ thực tế ảo AR.  Nếu khách hàng có thể thấy chính xác đồ nội thất mới của họ trông như thế nào trong nhà của họ thì họ sẽ tin tưởng thương hiệu và tỷ lệ đặt hàng sẽ cao hơn.

2. Cá nhân hóa.

59% các nhà tiếp thị đạt tỷ lệ tăng trưởng ROI tốt hơn sau khi thực hiện việc cá nhân hóa trải nghiệm trên cửa hàng online. Hãy cá nhân hóa những điểm tiếp xúc với khách hàng như lời chào vào website, hiện thị danh mục được xem gần đây, danh sách được đề xuất dựa trên các mục mà họ đã xem… Gửi những email được cá nhân hóa cho khách hàng nhằm tăng tỷ lệ quay lại…

3. Tăng bán hàng và bán chéo.

Khi khách hàng truy cập website hãy cung cấp cho họ những sản phẩm, dịch vụ có liên quan tới những sản phẩm mà họ đang quan tâm để tạo ra trải nghiệm trực tuyến tốt hơn. Hãy đảm bảo chỉ hiện thị những sản phẩm có liên quan và bổ sung cho sản phẩm ở trong giỏ hàng của khách.

4. Giảm tỷ lệ rời bỏ giỏ hàng.

Theo thống kê trong năm 2016 có tới 69% khách hàng từ bỏ mua hàng sau khi đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng. Hãy tìm hiểu lý do tại sao khách hàng lại từ bỏ mua hàng ở bước cuối, có phải hình thức thanh toán, giao hàng không phù hợp? Hoặc chính sách hoàn trả của doanh nghiệp không thỏa đáng?…

Sau khi xác định được lý do khách hàng từ bỏ mua hàng, hãy gửi một liên kết hướng dẫn chi tiết để người mua quay lại giỏ hàng.

5. Thêm phần đánh giá khách hàng.

Mọi người thường đánh giá cao những phản hồi về sản phẩm,dịch vụ từ những khách hàng thực tế trước khi mua hàng. Việc đưa những phản hồi tích cực của khách hàng thực lên website có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Đánh giá của khách hàng cũng là một cách tuyệt vời để cho người xem biết được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất và được mua nhiều nhất.

Kết luận.

Trong một khảo sát của Emarketer thực hiện cho thấy 49% người mua hàng trực tuyến đánh giá cao sự lựa chọn sản phẩm tốt và 40% quan tâm đến dịch vụ khách hàng. Trải nghiệm khách hàng trực tuyến tốt có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết: 5 Lý do khiến khách hàng không để lại phản hồi.