Tự Động Hoá Thông Minh Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng

tự động hóa trong ngân hàng

 Năm 2020, hầu hết người tiêu dùng và các tổ chức ngân hàng đã quen thuộc với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Ngày nay, nhiều tổ chức đang đưa các cuộc trò chuyện lên cấp độ cao hơn và triển khai công nghệ AI trên toàn bộ doanh nghiệp.

Mặc dù nhiều ngân hàng đã sẵn sàng sử dụng tự động hóa thông minh (AI và tự động hóa quy trình bằng robot), họ vẫn nên tìm kiếm các lĩnh vực có thể đạt được nhiều lợi ích nhất trong việc tăng cường chuyển đổi kỹ thuật số và hiệu quả quy trình làm việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều ngân hàng vẫn đang gặp khó khăn trong việc xác định công nghệ nào nên được ưu tiên để tận dụng tối đa các khoản đầu tư và công nghệ nào phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Capgemini, ngành dịch vụ tài chính dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 512 tỷ USD doanh thu toàn cầu bằng cách triển khai tự động hóa thông minh. Giải pháp này có thể mang lại nhiều cải tiến đáng kể trong toàn bộ quá trình trải nghiệm của khách hàng.

tự động hóa trong ngân hàng

Tự động hóa thông minh có thể giúp các chi nhánh thực hiện tốt công việc bằng cách tự động hóa đăng nhập ứng dụng hoặc sắp xếp các tác vụ theo cách đảm bảo khách hàng sẽ nhận được dịch vụ nhanh và hiệu quả hơn. Các ví dụ khác mà tự động hóa thông minh được ứng dụng bao gồm đóng tài khoản, gửi thông báo, khóa tài khoản, cung cấp mã bảo mật và quản lý chuyển khoản giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và trải nghiệm của khách hàng.

Với tự động hóa, nhân viên có thể tập trung hơn vào việc giúp đỡ khách hàng thay vì phải tự mình giải quyết từng công việc nhỏ.

Lợi Ích Tự Đồng hóa thông minh mang lại cho ngân hàng.

Tự động hóa thông minh tạo ra ra hiệu quả và tốc độ.

Theo một nghiên cứu của Accenture, các giám đốc điều hành ngân hàng đang rất kỳ vọng những công nghệ dựa trên AI sẽ không chỉ thay đổi ngành ngân hàng mà còn mang lại lợi nhuận ròng trong công việc.

Chiết khấu hóa đơn và tài trợ.

Giảm quá trình xử lý thủ công đối với các yêu cầu tài trợ và chiết khấu. Đồng thời, tự động hóa các quy trình lặp lại trong cả chuỗi cung ứng và xung quanh vốn lưu động.

Hoạt động cho vay thương mại.

Bắt đầu với việc tiếp đón khách hàng, tự động hóa thông minh có thể nhanh chóng truy xuất dữ liệu liên quan từ cả tài liệu cho vay có cấu trúc và không có cấu trúc. Từ đó, tự động nhập dữ liệu này vào hệ thống xử lý khoản vay và mở tài khoản, đẩy nhanh vòng đời cho vay thương mại.

Chống rửa tiền và sàng lọc.

Trong ngân hàng, tự động hóa thông minh có thể được sử dụng để truy xuất tên và chức danh, sau đó đưa vào hệ thống sàng lọc để xác định nếu nhận diện sai.

Thư tín dụng và bảo lãnh.

Tự động hóa các thay đổi tính toán, thông báo và trích xuất dữ liệu từ các ứng dụng thư tín dụng.

Thanh toán các khoản trong và ngoài doanh nghiệp.

Tự động hóa các tác vụ xử lý thanh toán lặp lại để tăng tốc việc chuyển tiền và truy xuất thông tin chi tiết từ các biểu mẫu chuyển tiền. Từ đó, tự động hóa việc chuyển tiền đi, thanh toán cho nhà cung cấp và trả lương cho nhân viên.

Hoạt động quản lý tiền mặt.

Có rất nhiều quy trình thủ công liên quan đến việc đối chiếu hóa đơn và đơn đặt hàng. Một số ngân hàng luôn phải đối mặt với việc xử lý khối lượng lớn hóa đơn. Tự động hóa thông minh được sử dụng để xác định các cấu trúc hóa đơn khác nhau nhằm truy xuất dữ liệu cần thiết để kích hoạt các bước tiếp theo trong quy trình hoặc nhập dữ liệu vào hệ thống kế toán của ngân hàng.

Kiểm tra giao dịch.

Tự động hóa thông minh giúp tự động hóa quá trình loại bỏ các kết quả nhận diện sai phổ biến nhất, đồng thời để lại dấu vết kiểm toán có thể được sử dụng để đáp ứng các tiêu chuẩn tuân thủ.

Thanh toán xuất nhập khẩu.

Việc truy xuất dữ liệu từ các hóa đơn, chứng chỉ và nhập dữ liệu vào hệ thống xử lý thanh toán cho nhà nhập khẩu có thể được tự động hóa giúp các hoạt động thanh toán được sắp xếp hợp lý, giảm các quy trình thủ công.

Hoạt động thanh toán.

Cân nhắc tự động hóa cả thanh toán của khách hàng và thanh toán của nhà cung cấp để nhân viên dành nhiều thời gian hơn cho các nhiệm vụ chiến lược. Ngoài ra, một số quy trình xung quanh việc điều tra vấn đề thanh toán cũng có thể được tự động hóa để cải thiện tốc độ xử lý.

Điều tra thanh toán và sửa chữa.

Trong trường hợp thông tin bị thiếu hoặc không chính xác, tự động hóa thông minh tài khoản có thể được sử dụng để gửi cảnh báo và phản hồi. Các vấn đề xung quanh việc phát hiện chênh lệch tỷ giá hối đoái hoặc thu hồi thanh toán cũng có thể được áp dụng tự động hóa. Ngoài ra, khi người thụ hưởng từ chối nhận tiền, tự động hóa thông minh cũng có thể được triển khai để gửi phản hồi tự động.

Bắt đầu với Tự động hóa Thông minh trong Ngân hàng.

Báo cáo của Accenture cho biết các công ty dịch vụ tài chính có thể tạo ra tới 140 tỷ đô la qua việc tăng năng suất và tiết kiệm bằng cách hiện đại hóa công nghệ của lực lượng lao động. Tuy nhiên, làm thế nào để doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích này nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu?

O’Reilly cho biết nhiều ngân hàng đang vật lộn với việc tìm kiếm điểm bắt đầu áp dụng chiến lược tự động hóa thông minh vào doanh nghiệp của mình ngay cả khi họ hiểu rõ những lợi ích mà chiến lược mang lại. Để thực hiện được hiệu quả chiến lược này, doanh nghiệp cần bắt đầu từ quy mô nhỏ và tập trung vào giá trị có thể mang lại trước khi triển khai tự động hóa thông minh trên diện rộng. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tìm ra các quy trình thủ công có thể được cải thiện thông qua ứng dụng tự động hóa quy trình thông minh.

Xem xét lại quy trình làm việc của doanh nghiệp và thực hiện các thay đổi trong tổ chức là rất cần thiết. Bắt đầu từ những nhiệm vụ có tính lặp lại, nhiệm vụ kỹ thuật số, nhiệm vụ dựa trên quy tắc và những nhiệm vụ cấu trúc. Khi giá trị của tự động hóa thông minh được thể hiện rõ rệt, hãy chuyển sang làm việc với tự động hóa quy trình xung quanh dữ liệu bán cấu trúc và phi cấu trúc như tài liệu nhận dạng, email, biểu mẫu bảo hiểm và ứng dụng.

Kết luận.

Có rất nhiều ví dụ về lợi ích của việc ứng dụng tự động hóa thông minh trong ngành ngân hàng và việc nó có thể giúp các ngân hàng cạnh tranh như thế nào ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Các ngân hàng quan tâm đến việc sử dụng tự động hóa thông minh cần triển khai bước nào tiếp theo? Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định những trường hợp thích hợp để ứng dụng tự động hoá thông minh như các quy trình có cấu trúc và lặp lại, sau đó ưu tiên các trường hợp dựa trên sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Doanh nghiệp nên bắt đầu từ quy mô nhỏ và học hỏi từ kết quả. Xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp một cách tương hỗ và đánh giá kỹ lưỡng mọi khía cạnh trong việc triển khai dự án. Ưu tiên những giải pháp giúp tổ chức làm việc thông minh hơn và loại bỏ những rào cản gây ngột ngạt đến các bộ phận. Từ quan điểm này, các ngân hàng có thể thiết kế một kế hoạch chiến lược để thành công trong tương lai.

Xem thêm bài viết: Các chiến lược cho thị trường bán lẻ trong thời đại “bình thường mới”.