4 Cách Đơn Giản Giúp Doanh Nghiệp Tăng Lòng Trung Thành Của Khách Hàng

tăng lòng trung thành của khách hàng

Xây dựng cơ sở khách hàng trung thành là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Cục quản lý các doanh nghiệp nhỏ cùng với Phòng thương mại Mỹ, chi phí để tạo ra một khách hàng mới thường tốn gấp 5-7 lần chi phí để duy trì khách hàng hiện có. Tăng tỷ lệ khách hàng trung thành có thể tạo ra thay đổi lớn đối với doanh nghiệp như việc tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và cải thiện hình ảnh thương hiệu.

tăng lòng trung thành của khách hàng

Hãy cùng Miraway tìm hiểu 4 cách mà các doanh nghiệp có thể làm để cải thiện lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của mình.

1. Ưu tiên dịch vụ khách hàng.

Một cách đơn giản để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp là đáp ứng những nhu cầu của họ. Một công ty có thể cung cấp những sản phẩm tuyệt vời làm hài lòng khách hàng nhưng có thể không tiến xa hơn nếu như không cung cấp dịch vụ khách hàng tin cậy. Đặc biệt trong thời buổi ngày càng cạnh tranh sự khác biệt giữa các sản phẩm là không nhiều thì doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn sẽ có được nhiều khách hàng trung thành hơn.

73% doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt có doanh thu cao hơn so với các doanh nghiệp đối thủ. Vì vậy để luôn dấn đầu trong lĩnh vực của mình các doanh nghiệp hãy ưu tiên cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng của mình.

Bạn có thể cải thiện dịch vụ khách hàng bằng việc áp dụng những công nghệ mới vào quy trình chăm sóc khách hàng như: hệ thống lấy số tự động, giải pháp E-form, chatbots, các giải pháp tự phục vụ…..Bất kể lúc nào và bất kể ở đâu hãy đảm bảo khách hàng của bạn đều có thể được phục vụ một cách tốt nhất & nhanh chóng nhất.

2. Tặng quà để khuyến khích khách hàng quay lại.

Tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng sau lần đầu tiên của doanh nghiệp bạn là bao nhiêu? Nếu tỷ lệ này quá thấp thì bạn có thể cải thiện nó bằng việc tặng cho họ những món quà nhỏ hay phiếu giảm giá mua hàng để khuyến khích sự trở lại của họ.

Các chương trình khách hàng thân thiết là một cách tuyệt vời để cho khách hàng biết rằng bạn đánh giá cao mối quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp và muốn họ tiếp tục quay lại mua hàng vào những lần tới.

Coffee House là một ví dụ tiêu biểu về chương trình khách hàng thân thiết được người tiêu dùng yêu thích. Nó sử dụng một hệ thống tích điểm để theo dõi việc mua hàng của khách hàng và điểm thưởng này có thể quy đổi ra phiếu giảm giá hoặc đồ uống, đồ ăn miễn phí. Bằng cách này, Coffee House đã tăng doanh số bán hàng của mình và cải thiện mối quan hệ với khách hàng tốt hơn.

3 Thu thập dữ liệu phản hồi của khách hàng.

Một trong những cách tuyệt vời để cải thiện chiến lược khách hàng là hiểu được những gì khách hàng thật sự mong muốn. Thu thập và phân tích dữ liệu phản hồi khách hàng sẽ cho bạn biết khách hàng muốn gì và nghĩ gì về thương hiệu của bạn. Hãy thu thập phản hồi của khách hàng bằng những cách sau:

Gửi email khảo sát.

Những khách hàng đăng ký email của doanh nghiệp vì họ muốn được nhận nhiều thông tin từ doanh nghiệp hơn. Ngoài ra họ cũng rất sẵn lòng cung cấp cho bạn những phản hồi đáng tin cậy để cải thiện quy trình dịch vụ của doanh nghiệp.

Sử dụng công cụ phân tích xã hội

Social Listening sẽ giúp bạn theo dõi thương hiệu của mình trên mạng xã hội tốt hơn bằng cách phân tích tất cả những gì khách hàng đang nói về thương hiệu. Mọi người thường có xu hướng chia sẻ suy nghĩ của mình lên mạng xã hội, vì vậy những phản hồi của khách hàng trên mạng xã hội sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp cải thiện chất lượng dịch vụ.

Phân tích website:

Sử dụng các công cụ phân tích website sẽ cho bạn biết người dùng truy cập vào trang web thường dành nhiều thời gian của họ ở những trang nào, họ tương tác với nội dung nào…. Hiểu rõ về sở thích và hành vi của khách hàng sẽ giúp bạn tạo ra những chiến lược tiếp thị đáp ứng đúng nhu cầu của họ.

Nhúng form khảo sát trên trang web của bạn

Với những khách hàng mới truy cập website của bạn có thể cần thêm sức thuyết phục để có thể chia sẻ phản hồi. Thêm form khảo sát vào trang web sẽ giúp người dùng trả lời câu hỏi một cách dễ dàng hơn.

4. Hiện thị những phản hồi tích cực của khách hàng

Một trong những cách tuyệt vời để tạo niềm tin với khách hàng mới là hiện thị những feedback tích cực của khách hàng cũ trên trang web của mình.

Những phản hồi của khách hàng có thể bao gồm xếp hạng, đánh giá, lời phản hồi, xác nhận của khách hàng…. Truyền đạt những thông tin này trên trang web của bạn và các kênh mạng xã hội có thể thuyết phục người dùng tìm hiểu thêm và biến họ trở  thành khách hàng trung thành của thương hiệu.

Tìm hiểu thêm bài viết: Những điều bạn cần phải biết về hành trình của bệnh nhân.