Nền tảng CDP hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện 04 nhiệm vụ:
✓ Thu thập dữ liệu khách hàng tại mọi điểm tiếp xúc.
✓ Thống nhất và lưu trữ dữ liệu khách hàng vào một nền tảng duy nhất.
✓ Phân khúc khách hàng và cung cấp những thông tin có ý nghĩa.
✓ Kích hoạt dữ liệu khách hàng vào các công vụ giúp thúc đẩy doanh thu và mang lại trải nghiệm cá nhân hóa .
Khi doanh nghiệp đã quyết định đầu tư vào Nền tảng dữ liệu khách hàng, bước tiếp theo là tìm kiếm hệ thống CDP phù hợp với chiến lược và nhu cầu kinh doanh. Dưới đây là 06 tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn hệ thống CDP:
1. Hệ thống CDP Cho phép thu thập dữ liệu đa kênh và hợp nhất:
CDP cần có khả năng thu thập dữ liệu từ mọi kênh, mọi nền tảng mà xuất hiện tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp, cả tương tác trực tuyến và trực tiếp. CDP cho phép thu thập dữ liệu từ những nguồn sau:
- Trực tiếp: giao dịch tại cửa hàng,…
- Hệ thống CRM: hệ thống riêng của doanh nghiệp, Saleforce, Hubspot,…
- Cổng thanh toán điện tử: Vnpay, Zalopay,…
- Hệ thống Email: MailChimp, Marketo,…
- Các chiến dịch Quảng cáo: Facebook, Google Adwords,…
- Website: Javascript và các tùy chọn gắn thẻ khác,…
- Điện thoại: iOS, Android,…
- Và tất cả các nguồn, hệ thống khác
2. Hợp nhất dữ liệu với độ chính xác cao.
Hệ thống CDP được lựa chọn cần có khả năng cung cấp cho doanh nghiệp một hồ sơ thống nhất về từng khách hàng trên tất cả các điểm tiếp xúc. Các hồ sơ này phải có độ chính xác cao để hỗ trợ doanh nghiệp truyền tải thông điệp cá nhân hóa tới từng khách hàng thông qua các kênh khác nhau: ứng dụng điện thoại, email, quảng cáo,…
3. Tùy chỉnh Phân khúc khách hàng.
Đảm bảo hệ thống CDP có thể phân khúc khách hàng dựa trên dữ liệu thu thập được và tự động tiếp cận các đối tượng này thông qua các công cụ tiếp thị, quảng cáo, ứng dụng. Một trong những lỗi cơ bản thường gặp của bộ phận marketing là bỏ quên việc liên tục làm mới phân khúc khách hàng, phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo và gửi email sai tập khách hàng mục tiêu.
Nếu doanh nghiệp của bạn quan tâm tới việc mang đến trải nghiệm cá nhân hóa, hãy đảm bảo hệ thống CDP được lựa chọn có thể tổng hợp dữ liệu thô thành các phân khúc khách hàng và thực hiện hành động tới từng nhóm đối tượng.
4. Hệ thống CDP có độ bảo mật cao.
Dữ liệu khách hàng có thể là một trách nhiệm pháp lý nếu không được bảo mật đúng cách. Do đó, hệ thống CDP phải chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu một cách nghiêm túc, tuân thủ các tiêu chuẩn về quyền riêng tư và bảo mật, đồng thời giữ an toàn cho các tương tác và dữ liệu tài chính.
5. Tiện ích đa chức năng.
CDP phải cung cấp các tính năng và dữ liệu có giá trị cho nhiều bên liên quan. Hãy đảm bảo CDP mang lại lợi ích cho các nhóm marketing, kỹ thuật, sản phẩm và phân tích.
6. Quyền truy cập dữ liệu.
Đảm bảo CDP cho phép truy cập dữ liệu bất cứ lúc nào. Dữ liệu hoàn toàn có khả năng bị trùng lặp nếu CDP thiếu tính năng này. Một CDP tốt phải dễ dàng tích hợp với dữ liệu hiện có của doanh nghiệp cho phép dễ dàng truy xuất dữ liệu mà nó lưu trữ.
Xem thêm bài viết: Làm thế nào để tăng lượng khách hàng đặt chỗ trực tuyến.