Phản hồi khách hàng là chìa khóa để điều hành một doanh nghiệp thành công. Tuy nhiên, để nhận được những phản hồi khách hàng chất lượng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. 6 Gợi ý dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ phản hồi của khách hàng hiệu quả nhất.
Cho phép khách hàng quyền tự do tham gia khảo sát.
Đừng tạo cho khách hàng cảm giác bị ép buộc phải thực hiện khảo sát để hoàn tất giao dịch. Thay vào đó, nhân viên của bạn chỉ cần hỏi khách hàng là họ có muốn tham gia cuộc khảo sát sau khi đã hoàn tất giao dịch của mình không. Với những khách hàng ngừng giao dịch giữa chừng, doanh nghiệp có thể hỏi xin ý kiến của họ thay vì ép buộc phải trả lời một loạt câu hỏi đưa ra trước đó.
Giảm giá hoặc miễn phí cho khách hàng để đổi lấy phản hồi.
Nếu khách hàng từ bỏ giao dịch với doanh nghiệp nhưng vẫn nắm được thông tin liên hệ của họ, hãy gửi cho họ lời đề nghị giảm giá đặc biệt hoặc quà tặng miễn phí để đổi lấy phản hồi của họ. Điều này sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao họ ngừng giao dịch và chọn một đối tác khác, vì vậy doanh nghiệp có thể hiểu làm thế nào để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Gửi email cho khách hàng.
Email là một kênh thu thập thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Gửi những email khảo sát thông tin, sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp bạn hiểu được suy nghĩ của khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo thời gian của email của doanh nghiệp là phù hợp để có phản hồi chính xác và hữu ích nhất.
Cung cấp sản phẩm của bạn miễn phí cho người tiêu dùng đánh giá.
Cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm miễn phí để nhận được những phản hồi giá trị là một chiến lược hoàn hảo. Cả khách hàng và doanh nghiệp đều sẽ được hưởng lợi trong chiến dịch này. Đối tượng khách hàng mục tiêu cho chiến dịch nên ưu tiên các blogger hàng đầu và những cá nhân có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực này. Những phản hồi mà nhóm này đưa lại sẽ thu hút sự quan tâm rất lớn của những khách hàng khác tới sản phẩm của doanh nghiệp. Lưu ý, doanh nghiệp nên cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng để đảm bảo nhận được các phản hồi giá trị.
Đào tạo đội ngũ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
Nhân viên chăm sóc khách hàng là những người trực tiếp giao dịch và tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất. Họ sẽ là những người nắm rõ nhất khách hàng của bạn đang thực sự muốn gì. Vì vậy doanh nghiệp cần đào tạo các kỹ năng đặt câu hỏi, khơi gợi những ý tưởng mới đến từ phía khách hàng cho đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của mình. Đây sẽ là chiến lược hiệu quả dành cho doanh nghiệp trong tương lai.
Trang bị hệ thống xếp hạng sản phẩm trên trang web, app của bạn.
Nếu bạn mua hàng tại Amazon.com, bạn dễ thấy phương pháp hoạt động của ý tưởng này. Hệ thống cho phép khách hàng xem xét và đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp trực tiếp trên trang web để có thể tạo dựng uy tín và độ tin tưởng của sản phẩm khi chính khách hàng đóng vai trò là người dùng thực. Một lần nữa, hãy chắc chắn rằng sản phẩm đạt chất lượng tốt để nhận được phản hồi tích cực và là yếu tố nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trên đây là 6 mẹo giúp cho doanh nghiệp tăng tỷ lệ phản hồi của khách hàng, đồng thời cũng đặt ra kế hoạch nhằm hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.Việc nắm bắt và xử lý phản hồi khách hàng sẽ là lợi thế cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp biết được mình đang ở vị trí nào để cải thiện nhằm chiếm được lòng tin, sự trung thành và ủng hộ của khách hàng môt cách lâu dài, bền vững.
Xem thêm bài viết: Tại sao trải nghiệm khách hàng lại quan trọng với mọi doanh nghiệp