HƯỚNG DẪN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH 06/2022/NĐ-CP

Kiểm kê nhà kính là hoạt động thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu về lượng khí nhà kính (KNK) phát thải trực tiếp và gián tiếp từ các hoạt động của tổ chức trong một phạm vi và thời gian nhất định. Mục đích của kiểm kê nhà kính là:

  • Đánh giá tác động môi trường: Giúp tổ chức xác định và đánh giá lượng KNK phát thải, từ đó nâng cao nhận thức về tác động môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Xác định cơ hội giảm thiểu phát thải: Dựa trên kết quả kiểm kê, tổ chức có thể xác định các nguồn phát thải chính và triển khai các biện pháp giảm thiểu hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
  • Cải thiện hiệu quả hoạt động: Việc theo dõi và quản lý lượng KNK có thể giúp tổ chức sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, giảm chi phí vận hành và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
  • Đáp ứng yêu cầu pháp lý: Nhiều quốc gia có các quy định về báo cáo lượng KNK, và kiểm kê nhà kính giúp tổ chức tuân thủ các yêu cầu này.
  • Tăng cường uy tín và hình ảnh: Việc thể hiện cam kết bảo vệ môi trường thông qua kiểm kê nhà kính có thể giúp tổ chức nâng cao uy tín và hình ảnh với khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng

1. Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính

Dựa vào Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, cách tính phát thải khí nhà kính được thực hiện thông qua 9 bước cụ thể sau:

Bước 1: Xác định phương thức kiểm kê khí carbon cấp lĩnh vực

Căn cứ theo Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính phiên bản 2006 (IPCC 2006) và năm 2019 (IPCC 2019) để xác định phương pháp kiểm kê phù hợp cho từng lĩnh vực.

Bước 2: Lựa chọn hệ số phát thải khí trong nhà kính

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động để lựa chọn hệ số phát khí thải theo danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

Bước 3: Thu thập dữ liệu về hoạt động kiểm kê cấp lĩnh vực

Doanh nghiệp thu thập dữ liệu dựa vào các thông tin từ các văn bản hướng dẫn IPCC 2006 và IPCC 2019. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng số liệu từ Tổng cục thống kê, các cơ quan có thẩm quyền hoặc Phụ lục I.2 tại Thông tư 17/2022/TT-BTNMT.

Lượng khí thải từ nhà kính bao gồm các hợp chất GHG

 

Bước 4: Tính toán phát thải khí carbon

Cách tính phát thải khí nhà kính sẽ dựa theo phương pháp kiểm kê được xác định ở Bước 1. Kết quả kiểm kê sẽ được tổng hợp trên các biểu mẫu, bao gồm số liệu hoạt động, hệ số nóng lên toàn cầu cho nguồn phát thải và hấp thụ.

Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí trong nhà kính

Quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng bao gồm:

  • Kiểm tra sự đầy đủ, chính xác của số liệu.
  • Xác định cũng như điều chỉnh số liệu, thiếu sót trong báo cáo.
  • Kiểm kê tài liệu và rà soát văn bản lưu trữ.

Bước 6: Bảo đảm chất lượng kiểm kê

Quy trình kiểm kê chất lượng căn cứ theo hướng dẫn tại IPCC 2006 và IPCC 2019 và được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Bước 7: Đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê

  • Xác định độ không chắc chắn bởi số liệu, hệ số phát thải, kết quả tính toán khi kiểm kê khí nhà kính.
  • Tổng hợp bảng kiểm kê cấp lĩnh vực.

Bước 8: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí phát thải

Trong các trường hợp phát hiện ra điểm sai sót trong kết quả, hoặc có sự thay đổi về phương pháp định lượng khí nhà kính, doanh nghiệp sẽ thực hiện tính toán lại kết quả kiểm kê.

Bước 9: Xây dựng bảng báo cáo kết quả kiểm kê

Dựa theo mẫu số 04, Phụ lục II của Nghị định 06/2022/NĐ-CP để xây dựng bảng báo cáo kiểm kê.

2. Tăng tốc chuyển đổi xanh với dịch vụ Kiểm kê khí nhà kính từ Miraway

Miraway cung cấp hệ thống giải pháp chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp.

                                        Công nghệ xanh là giải pháp số hóa về quy trình kiểm kê khí trong nhà kính hiệu quả

Những bài viết liên quan:

Kiểm kê khí nhà kính đang trở nên vô cùng cần thiết và quan trọng để giảm thiểu lượng khí thải ảnh hưởng đến môi trường. Miraway mong rằng, thông qua những chia sẻ này, bạn sẽ hiểu thêm về lợi ích và tầm quan trọng của việc kiểm kê khí nhà kính và lựa chọn được giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp.